TIN MỚI:
Video clip
Loading the player...
Hỗ trợ trực tuyến
Xếp hạng Alexa
Quảng cáo Logo
TRANG CHỦ / BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN / PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Cách kiểm tra Part Number, Service Tag Laptop - Nhận biết Laptop loại 2,3
(Download CTIM) Gửi ngày 31 tháng 3 năm 2010 - 13872 lượt xem Share Facebook

B1: Tất cả những lô hàng nhập từ nhà sản xuất đều có thùng đựng máy được niên phong. Các lô hàng loại hai và loại ba luôn được các hãng ghi rõ bên ngoài thùng các tông: Refurbished hoặc Reconditioned, nhưng khi đến tay người mua thì thường bị mất ghi chú.
 
 Khi hàng nhập về và đến tay người mua, nhiều thùng hàng niêm phong không còn nguyên vẹn do các khâu kiểm tra hàng và những nguyên nhân khác. Nhưng điều đáng nói là hầu hết những thùng hàng loại hai (hàng Refurbished), loại ba (hàng Reconditioned), đều bị giấu nhẹm, không cho người mua biết. Bao bì sản phẩm được làm lại, đựng trong những chiếc thùng các tông làm tại Việt Nam hoặc thùng của một laptop khác. Tất nhiên, không hề có ghi chú sản phẩm loại hai hay loại ba.
 
 Điều đầu tiên người mua máy có thể tự mình kiểm tra là phải có sự trùng khớp các thông tin trên thân máy và bên ngoài thùng các tông, như MMMMM (Part Number, Service Tag), cấu hình máy... Nếu có sự khác biệt, nghĩa là chiếc thùng đó không phải của máy bên trong. Trong trường hợp này, người mua nên từ chối nhận hàng hoặc yêu cầu người bán giao thùng hàng có thông tin trùng với laptop.

B2: Nếu chưa thực sự an tâm, người mua có thể kiểm chứng số MMMMM (Part Number, Service Tag) của máy trên website của nhà sản xuất laptop để biết thông tin về loại hàng. Mỗi chiếc laptop có một Part Number, Service Tag riêng, không trùng lắp với sản phẩm nào. Theo giới chuyên môn, một số hãng có quy ước riêng trong cách đánh số MMMMM để nhận biết hàng loại hai, loại ba.

1. Đối với Toshiba kiểm tra Model máy, Part Number,v.v... Quan trọng nhất bạn nên xem kỹ Part Number.

Ví dụ:
- Part Number của máy mới 100% là " PSAF0U_01P009" thì
- Part Number của hàng Refurbished là "PSAF0U_01P009B" và
- Part Number của hàng Recondition là "PSAF0U_01P009Z"

Trong đó:
- Refurbished là hàng tân trang thuộc nhóm 2.
- Recondination là hàng tân trang thuộc nhóm 3 (kém hơn nhóm 2).

Tuy nhiên, cách đánh Part Number của laptop Toshiba không đồng nhất cho tất cả các model. Từng model của Toshiba có cách ghi Part Number khác nhau để phân loại hàng. Một số dòng thường thấy có hàng loại hai của hãng này là Satellite, Satellite Pro, Tecra.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thông tin trên trang web nhà sản xuất tại đây

2. Đối với Sony Vaio kiểm tra Model máy, box, ..., cấu hình chính v.v...Bạn nên kiểm tra thật kỹ các thông số ghi trên thùng và phải khớp với thông tin trên máy, Vì hàng Refurbished của Sony không quản lý bằng Part Number, nên trên catalogue chỉ để 90 ngày bảo hành ( catalogue có thể được các cửa hàng photo của các máy Bh 01 năm để cung cấp cho bạn). Bạn có thể kiểm tra bằng cách đăng ký sản phẩm của bạn với nhà sản xuất tại đây

3. Đối với HP kiểm tra Model máy, Part Number,v.v... Quan trọng nhất bạn nên xem kỹ Part Number.

Nhà sản xuất laptop HP quản lý hàng loại hai và loại ba bằng Part Number theo quy ước thống nhất cho tất cả các model.
Ví dụ:
- Part Number của máy mới 100% là "EZ796AV#ABA"
- Part Number của hàng Refurbished là "EZ796AVR#ABA". Tấc cả Part Number của các model, phía trước dầu # có chữ "R" - Refurbished.
Một số dòng Pavilion của HP và Presario của Compaq có nhiều sản phẩm là hàng loại hai. Có thể kiểm tra song song tại đây.

4. Đối với Dell kiểm tra số Service Tag, ngày sản xuất, nơi sản xuất v.v... Yêu cầu các thông tin này phải trùng khớp với thông tin ghi sau máy. Bạn có thể kiểm tra thông tin trên web nhà sản xuất tại đây. Dòng Inspiron của Dell là một trong những dòng máy có nhiều sản phẩm loại hai.

5. Đối với IBM-Lenovo
Sản phẩm loại một của Lenovo có Part Number là 2887W1F thì hàng loại hai sẽ là 288W1F-REF
Kiểm tra tại đây.

B3: So sánh giá cả sản phẩm, giá cả dịch vụ v.v..., nếu giá của sản phẩm quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa để đảm bảo không mua phải hàng REFURBISHED.

Ghi chú:

Dell thì phải nhập số Service tag, các hãng khác thì nhập SN, PN hoặc Product ID.... các thông số này in trên thùng máy, tem dưới đáy máy hoặc tìm trong Bios. Thông tin nhận được từ site là cấu hình, bảo hành.... từ đó ta có thể kiểm tra so sánh với máy của mình.
Khi mua máy, tốt nhất nên kiểm tra các vị trí ghi PN, SN ở trên phải chùng nhau và check nó trên site của hãng.

Không phải tất cả dòng máy của nhà sản xuất đều có hàng loại hai và loại ba, mà chỉ có ở một số model nhất định. Vì vậy, trước khi mua laptop, người dùng nên vào mạng để tìm thông tin về loại mình đang mua xem có hàng loại hai hay không.

Tuy nhiên, biện pháp vừa nêu chỉ giúp người dùng kiểm tra sản phẩm thuộc loại hàng nào khi được nhà sản xuất đưa ra thị trường. Đối với trường hợp các thiết bị bị lỗi, hoặc đã qua sử dụng, được các công ty bán lẻ ở Việt Nam (thậm chí cả từ nước ngoài) tân trang, đóng thùng niêm phong rồi tung ra thị trường, cố ý lừa bịp khách hàng thì những biện pháp trên là vô hiệu.

Thậm chí, một số công ty nhập hàng về đã thay đổi cấu hình máy cho phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người dùng (cạnh tranh bằng giá và khuyến mãi), hoặc luộc lại những sản phẩm chính hãng xuất xưởng loại một nhưng đã qua sử dụng.

Tác giả: Sưu tầm
Tags: cach kiem tra Part Number Service Tag laptop nhan biet laptop loai 2 3

GỬI BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
CAPTCHA: * Khác

Các bài mới nhất:

Các bài khác trong cùng danh mục:

Các bài mới trong cùng danh mục:

Trở về đầu trang
Từ khóa: Mục tin:
  Kiểu gõ phím: Tắt Telex VNI VIQR
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá Download CTIM như thế nào?

Nội dung hay và bổ ích
Nội dung khá tốt
Nội dung bình thường
Nội dung không hay
Khác
Quảng cáo Logo